Ngành Điện Công Nghiệp

1. NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?

Ngành điện công nghiệp là lĩnh vực chuyên về việc thiết kế và lắp đặt hệ thống truyền tải điện, nhằm đảm bảo hoạt động ổn định trên toàn bộ hệ thống. Việc đấu nối điện từ hệ thống truyền tải vào hệ thống sản xuất cũng được thực hiện bởi kỹ sư Điện Công Nghiệp. Họ cũng chịu trách nhiệm vận hành các máy điện công nghiệp và các thiết bị sử dụng điện khác.

Yêu cầu nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, kỹ sư chuyên ngành Điện Công nghiệp là phải thực hành thuần thục các công việc về: thiết kế, lắp đặt các hệ thống dây dẫn điện, lắp đặt thiết bị đo đếm điện; vận hành, lắp đặt và kiểm tra, bảo dưỡng toàn bộ hệ thống thiết bị điện cho cơ quan, nhà xưởng, doanh nghiệp, khu vực dân sinh hoặc các thiết bị điện công nghiệp khác, …

2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Kiến thức

Trình bày được nguyên lý, cấu tạo, hoạt động và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện;

Vận dụng kiến thức đọc các bản vẽ thiết kế điện và phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển…;

Giải thích được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và lắp đặt phụ tải cho các loại hộ dùng điện (cơ quan, xí nghiệp, phân xưởng hay hộ dùng điện, …);

Giải thích được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện;

Phân tích được các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện;

Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật và an toàn lao động trong việc vận hành trang thiết bị điện công nghiệp và dân dụng;

Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp và dân dụng.

Kỹ năng

Lắp đặt, bảo dưỡng, sử dụng và sửa chữa được các thiết bị và hệ thống điện công nghiệp và dân dụng;

Chuẩn đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản;

Khai thác vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến, nâng cấp các hệ thống, dây chuyền sản xuất và thiết bị điện trong công nghiệp và dân dụng;

Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện;

Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bị điện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn;

Có khả năng tham gia thiết kế hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ;

Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm và tham gia đào tạo nhân viên kỹ thuật điện.

3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Điện công nghiệp xuất hiện ở hầu hết những lĩnh vực xã hội, vì thế những người theo ngành này có thể làm việc tại những công ty, xí nghiệp ở cả lĩnh vực điện dân dụng và điện công nghiệp với những vị trí như:

– Làm việc tại nhà máy sản xuất điện

– Bộ phận quản lý, vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp

– Các công ty xây lắp điện với nhiều vị trí khách nhau như: bộ phân thiết kế mạng lưới điện công nghiệp, bộ phận quản lý – sản xuất thiết bị điện công nghiệp…

–  Các nhà máy sản xuất: vận hành và bảo trì mạng lưới điện công nghiệp trong nội bộ công ty.

4. NHỮNG TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

✔️ Đam mê với các thiết bị điện tử, luôn tò mò, ham học hỏi về các hệ thống, máy móc liên quan đến điện.

✔️ Sở hữu tính sáng tạo và kiên trì cao, luôn nhẫn nại và chú trọng đến độ chính xác trong công việc.

✔️ Có trí thông minh sắc bén và năng động.

✔️ Việc am hiểu về toán và lý sẽ là lợi thế lớn khi theo đuổi ngành này.

Rate this post
Đăng ký tư vấn
Zalo
Zalo me
Facebook Messenger