1. NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP LÀ GÌ?
Điện tử công nghiệp là một lĩnh vực nghề nghiệp rộng lớn, bao gồm công nghệ được sử dụng trong hàng không, y tế, hệ thống điều khiển và thiết bị công nghiệp. Liên kết với các lĩnh vực như an ninh, truyền thanh, truyền hình, vận tải và viễn thông. Ngành này đang phát triển mạnh mẽ và tất cả các loại thiết bị điện tử số được sử dụng ngày nay đều được sản xuất trong các nhà máy của ngành điện tử công nghiệp.
Ngành diện tử công nghiệp bao gồm chuỗi sản xuất và sản phẩm đa dạng. Các sản phẩm phổ biến như TV, Amply, Smartphone và Laptop, máy MP3. Ngoài ra còn có các thiết bị an ninh như camera, báo trộm, báo cháy; thiết bị văn phòng; hệ thống điều khiển lưới điện; đèn chiếu sáng; hệ thống tự động trong công ty chế biến và nhà máy sản xuất; cũng như việc sản xuất linh kiện điện tử và việc lắp ráp, sửa chữa các thiết bị.
Ngoài ra còn có việc vận hành, giám sát và bảo trì các hệ thống tự động tại các văn phòng, xưởng sản xuất hay trong ngành nông nghiệp. Tất cả này là chỉ là một phần của ngành điện tử công nghiệp rộng lớn.
2. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Việc đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ cao đẳng nhằm mục tiêu trang bị kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề điện tử trong lĩnh vực công nghiệp.
Điều này giúp người học nghề có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; duy trì đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỉ luật và sở hữu tác phong công nghiệp cùng sức khỏe để tạo điều kiện cho người học sau khi tốt nghiệp.
Kiến thức
– Trình bày được một số kiến thức cơ bản về kĩ thuật để phân tích các hiện tượng hư hỏng một cách khoa học, hợp lí.
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử chuyên dùng trong lĩnh vực công nghiệp.
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện chuyên biệt được dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp.
– Trình bày được cấu tạo, nguyên lí hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các dây chuyền công nghiệp.
– Phân tích được nguyên lí hoạt động của các mạch điện, của các thiết bị điện tử trong thiết kế, kiểm tra sửa chữa.
– Tự thiết kế được một số mạch điện thay thế, mạch điện ứng dụng. Đáp ứng yêu cầu công việc sửa chữa hay cải tiến chế độ làm việc của thiết bị điện tử công nghiệp.
Kỹ năng
– Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong các dây chuyền công nghiệp.
– Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp.
– Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc.
– Tổ chức, quản lí nhóm thợ trong hoạt động tổ nhóm.
– Hướng dẫn nghề nghiệp cho thợ có trình độ thấp hơn.
3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Ngành điện tử công nghiệp thuốc nhóm ngành Công nghệ – Kỹ thuật. Đây là ngành học có sự kết hợp của điện tử máy tính với điện tử dân dụng để phục vụ ngành công nghiệp hiện nay. Do đó sinh viên sau tốt nghiệp nhiều cơ hội việc làm tại các vị trí khác nhau như:
– Kỹ sư điện tử công nghiệp làm việc tại các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với công việc liên quan đến các thiết bị điện tử.
– Kỹ thuật viên cơ khí thang máy làm việc tại các tòa chung cư, cao ốc văn phòng, khu đô thị, trường học, bệnh viện,…
– Thợ điện làm việc trong bất cứ công ty, doanh nghiệp hoặc tại cơ quan điện quốc gia.
– Nhân viên bảo trì cơ khí làm việc tại các nhà máy, doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp với hệ thống máy móc, ứng dụng công nghệ cao.
– Các bạn cũng có thể trở thành giảng viên dạy một môn học trong chuyên ngành điện tử công nghiệp tại các trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học trên cả nước.
– Tự mở quán kinh doanh cá nhân về mảng sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị điện tử.
4. NHỮNG TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP
Để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực điện tử công nghiệp, bạn cần phải có những tố chất sau đây:
✔️ Kiến thức cơ bản về điện tử và kỹ thuật số: Điện tử công nghiệp liên quan đến thiết kế, sản xuất và bảo trì các hệ thống điện tử trong môi trường công nghiệp. Do đó, việc hiểu biết về kiến thức cơ bản về điện tử và kỹ thuật số là rất quan trọng để thực hiện các công việc trong ngành này.
✔️ Kỹ năng lập trình và phần mềm: Trong lĩnh vực này, việc sử dụng lập trình và phần mềm để điều khiển thiết bị điện tử và thu thập dữ liệu là không thể thiếu. Nắm vững các ngôn ngữ lập trình và kỹ năng phát triển phần mềm sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia.
✔️ Kỹ năng sáng tạo và giải quyết vấn đề: Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề khó khăn và cần tìm ra giải pháp sáng tạo để xử lý chúng. Kỹ năng này giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả hơn.
✔️ Khả năng làm việc độc lập và trong nhóm: Trong ngành này, bạn cần có khả năng làm việc độc lập để giải quyết các vấn đề kỹ thuật, nhưng cũng cần giao tiếp và hợp tác tốt trong nhóm để hoàn thành các dự án.
✔️ Tinh thần trách nhiệm và tỉ mỉ: Một sai sót nhỏ có thể gây ra hậu quả lớn trong công việc điện tử công nghiệp. Vì vậy, tinh thần này rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho thiết bị được sản xuất.